Cách Để Không Bị Thêm Vào Các Group Linh Tinh Trên Facebook


Ngày nào cũng thế, ngày nào cũng vậy. Mở Facebook lên là nhận được vô số thông báo đại loại như: Bạn đã được "cô ấy" thêm vào group mua sắm, group trai xinh gái đẹp nhưng ế, SIM số đẹp,... Vậy giải pháp nào cho vấn nạn gây ức chế cộng đồng mạng này đây?

Thường thì khi gặp trường hợp này, bản thân mình sẽ hủy kết bạn với người đó ngay và luôn (bạn thân hay người quen của mình sẽ không làm thế, trừ phi bị hack nick). Sau đó, âm thầm lặng lẽ rời khỏi nhóm trong trạng thái khá bực bội - vì không xử lý liền thì các thông báo khác sẽ làm trôi đi, và tốn nhiều thời gian của bạn để tìm lại nhóm đó.

Hôm nay, vô tình mình thấy được thông tin của một loại add-on dành cho trình duyệt Chrome (Cốc Cốc, Yandex có thể xài ké), với tên gọi Facebook Protector. Nó có thể: Chặn người khác thêm bạn vào nhóm nào đó, chặn hiển thị đã xem và đang gõ trong tin nhắn - rất hữu ích đúng không nào?

Đầu tiên, bạn truy cập vào đây để tải và cài add-on cho trình duyệt; mình sẽ dùng Chrome làm ví dụ.


Bấm vô khung Add to Chrome


Một bảng thông báo hiện ra, bạn bấm vào khung Thêm tiện ích


Đã thêm Facebook Protector vào trình duyệt Chrome


Biểu tượng Facebook Protector đã xuất hiện trên thanh tiện ích

Bên cạnh đó, Facebook Protector đã lấy cảm hứng từ Password Alert - một extension được tạo bởi Google với mục đích nhận diện và cảnh báo khi người dùng truy cập các trang web có giao diện giả mạo trang đăng nhập tài khoản Google. Facebook Protector với cùng ý tưởng tương tự nhưng được thiết kế để bảo vệ người dùng trên mạng xã hội Facebook.

Tại giao diện chính của Facebook Protector, gồm có 3 mục thiết lập: Danh sách đen (Blacklist), Danh sách bỏ qua (Whitelist) và Tùy chọn (Options).

- Mục Danh sách đen là nơi hiển thị các trang web giả mạo Facebook, và bạn cũng có thể click vào khung Báo cáo với Google Safe Browsing để cảnh báo cho Google biết.


Giao diện Danh sách đen (Blacklist)

Những trang web không an toàn này có hai loại, và cả hai loại này đều đe dọa quyền riêng tư và bảo mật của người dùng:

Trang web chứa phần mềm độc hại chứa mã để cài đặt phần mềm độc hại trên máy tính của người dùng. Tin tặc có thể sử dụng phần mềm này để lấy và truyền thông tin riêng tư hoặc nhạy cảm của người dùng.

Trang web lừa đảo giả làm trang web hợp pháp trong khi cố gắng lừa người dùng nhập tên người dùng và mật khẩu của họ hoặc chia sẻ thông tin cá nhân khác. Ví dụ phổ biến là những trang web mạo danh các cửa hàng trực tuyến hoặc trang web của ngân hàng hợp pháp.


Cảnh báo trang web giả mạo Facebook (giao diện tối - phong cách FT DeepDark)


Cảnh báo trang web giả mạo Facebook (giao diện sáng - phong cách Facebook)

- Mục Danh sách bỏ qua là nơi mà bạn tự ý bỏ qua các trang web mà tiện ích Facebook Protector cho là giả mạo.

- Mục Tùy chọn để bạn thiết lập ngôn ngữ hiển thị sang tiếng Việt, thay vì mặc định là English. Cùng các tùy chỉnh khác như:

Giao diện sáng - phong cách Facebook
Giao diện tối - phong cách FT DeepDark
Chặn người khác thêm tôi vào nhóm
Chặn hiển thị "đã xem" trong trò chuyện
Chặn hiển thị "đang gõ..." trong trò chuyện


Sau khi tùy chỉnh xong, các bạn bấm Lưu các thay đổi

Được biết, Facebook Protector do Mạnh Tuấn tạo ra (biết đến nhiều hơn với nickname Juno_okyo) - anh là trưởng nhóm J2TeaM (một nhóm các nhà nghiên cứu bảo mật và lập trình viên hoạt động tự do) và cũng là Technical Writer tại SecurityDaily.

Bạn đánh giá thế nào về tiện ích Facebook Protector, cũng như tính năng chặn người khác thêm bạn vào nhóm hoạt động ổn chứ?


Theo Thegioididong

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét